Mỗi ngày, có hàng triệu người vẫn đón bình minh bên tách cà phê và bản nhạc yêu thích của họ – và bài hát đó rất có thể đang được phát trực tuyến qua các nền tảng stream nhạc (nghe nhạc trực tuyến). Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng stream đã làm thay đổi đáng kể thói quen nghe nhạc của người dùng.
Theo báo cáo Deloitte, Emerging digital life in South and Southeast Asia, stream nhạc là một trong ba hình thức giải trí được giới trẻ yêu thích nhất. Với việc công nghệ đang ngày càng số hóa mọi lĩnh vực của đời sống, thị trường stream nhạc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ vượt 13 triệu USD trước năm 2027.
Tốc độ phát triển mạnh mẽ và ổn định của dịch vụ stream mang đến cho toàn ngành công nghiệp âm nhạc nhiều cơ hội và lợi ích dài hạn. Tuy nhiên, hiện nhiều người đang cố ý trục lợi từ dịch vụ stream và ăn cắp lợi nhuận của các nhạc sĩ và nghệ sĩ. Do đó, ngành stream nhạc cần triển khai các biện pháp cần thiết để ngăn chặn dứt điểm những kẻ sử dụng bot để tăng lượt phát ảo (bulk streams) và lượt nghe ảo (fake listens).
Tính kinh tế của ngành stream
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu cách nền kinh tế stream vận hành. Người dùng (subscriber) trả tiền cho gói đăng ký (subscription) hàng tháng, và số tiền đó sẽ được gom về cùng một nơi. Nền tảng stream sẽ được trả phí hoa hồng, tức là một tỷ lệ phần trăm nhất định từ tổng số tiền thu được từ người dùng.
Phần lớn số tiền còn lại sẽ được chia cho hãng thu âm, nhà phân phối, nhà phát hành, và collective society (tổ chức thay mặt chủ sở hữu bản quyền cấp phép và quản lý các tác phẩm có bản quyền). Đứng cuối cùng trong danh sách là nhạc sĩ, và số tiền họ nhận về sẽ tùy thuộc vào các điều khoản có trong hợp đồng.
Đảo giấu vàng
Để đánh cắp doanh thu từ quảng cáo, kẻ gian thường dùng bot tấn công vào hai mảng chính. Mảng đầu tiên, là phát lặp lại (loop) các ca khúc “giả” đến từ những người không phải là nghệ sĩ (non-artist). Từ đó, nghệ sĩ có nhiều “lượt nghe” hơn, trở nên nổi tiếng hơn, và đạt thứ hạng và rating cao hơn trên nền tảng stream. Bot giúp những người không phải là nghệ sĩ cắt xén hàng triệu đô-la từ những nghệ sĩ thực thụ bằng cách tạo hàng nghìn tài khoản giả mạo và phát ca khúc do kẻ lừa đảo đăng ký.
Theo quy định của nhiều nền tảng stream, ca khúc cần được phát ít nhất 30 giây để được nhận tiền. Một ngày có 86.400 giây, nghĩa là bot có thể phát tới 2.880 ca khúc trên mỗi thiết bị. Nếu nhân lên 1.000 bot, thì tổng ca khúc được phát lên đến 2,9 triệu bài. Như vậy, tại thị trường có doanh thu ước tính khoảng 1/4 triệu USD mỗi tháng, bot có thể tạo ra 86,4 triệu lượt phát ảo.
Quảng bá thổi phồng
Khi các nền tảng stream như Spotify, Amazon, và Apple Music mở rộng dịch vụ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, họ tung ra nhiều gói khuyến mãi và gói dùng thử miễn phí, thu hút nhiều người dùng thử. Ngoài ra, họ còn cho phép người dùng tùy chỉnh danh sách phát nhạc và truy cập dịch vụ từ trình duyệt.
Với những người không có nhiều thời gian và muốn mọi thứ diễn ra chắc chắn, họ thường nhấn theo dõi top list, nơi tập trung các ca khúc thịnh hành nhất, thay vì tự tạo danh sách phát của riêng mình. Những người bán bot (bot vendor) thường phá vỡ trật tự tự nhiên một cách vô lương tâm bằng cách tăng lượt phát ảo (bulk streams).
Đối với các khoản thanh toán trả trước đơn giản, kẻ lừa đảo thường cung cấp một bot farm khổng lồ, nơi chứa lượng lớn thiết bị có thể phát ca khúc hàng nghìn lần, đẩy ca khúc lên vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm, tăng khả năng xuất hiện trong danh sách các ca khúc hot, và trên tất thảy — thu hút được sự chú ý của người dùng. Qua đó, người bán bot tìm ra cách để đánh lừa hệ thống, đó là phá hoại một trong những nguyên lý cốt lõi của quảng bá âm nhạc — tạo sự chú ý để thu hút sự chú ý.
Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nghệ sĩ, nhưng điều này khiến luật chơi trở nên khắc nghiệt hơn. Những người đủ sức chi tiền cho bot sẽ nhận được sự chú ý mà đáng lẽ phải thuộc về những người làm âm nhạc thực thụ.
Cách đánh bại bot
Hãng thu âm và các nền tảng cung cấp dịch vụ stream nhạc cần xác thực tính toàn vẹn của luồng stream để đảm bảo doanh thu từ nghe nhạc trực tuyến được chia công bằng cho nghệ sĩ và chủ sở hữu bản quyền. Tuy nhiên, tương tự với ngành game và thương mại điện tử, mối đe dọa bot sẽ luôn ở đó, kể cả hiện tại và trong tương lai.
Khi giải pháp phòng chống gian lận ngày càng được nâng cấp, thì cách bot tấn công cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để luôn dẫn trước bot trong cuộc chiến này, toàn thể doanh nghiệp cần luôn trong tư thế sẵn sàng. Doanh nghiệp cần có nhóm chuyên trách riêng để luôn cập nhật những phát kiến mới nhất về phòng chống gian lận và bot trong ngành stream.
Ứng dụng cần liên tục cập nhật và tích hợp với giải pháp phòng chống gian lận mới nhất, ngay từ giai đoạn đầu. Chỉ có như vậy, ứng dụng mới có thể đi trước gian lận một bước. Gian lận khiến lòng tin của người dùng nguội lạnh, do đó doanh nghiệp cần hành động nhanh để duy trì niềm tin của người dùng và thông tin đến họ cách phòng tránh bot.
Tuy nhiên, bất kể thiệt hại do kẻ lừa đảo gây ra là gì, bot có thể đến và đi mà không bị ứng dụng phát hiện. Để phát hiện bot, doanh nghiệp cần phải triển khai một loạt các bước, và việc giám sát nội bộ này tiêu tốn bộ phận IT không ít thời gian. Do đó, doanh nghiệp cần trang bị cho bộ phận IT công cụ phù hợp và tối ưu nhất ngành, để họ có thể phát hiện và loại bỏ bot dễ dàng.
Với machine learning, và tính phức tạp của dữ liệu cảm biến (sensor data) ẩn danh – dữ liệu đến từ tương tác giữa người và thiết bị, giải pháp phát hiện bot có thể phân tích các mẫu hành vi, từ đó phân biệt đâu là người, đâu là bot. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng loại bỏ bot và bảo vệ được doanh thu đến từ dịch vụ stream.