Samsung Electronics và Đại học Stanford mới đây đã thông báo rằng sự hợp tác của họ đã bắt đầu có sự tiến triển trong dự án nghiên cứu màn hình OLED 10.000 PPI (pixel per inch). Công nghệ mới này sẽ giúp ích cho các thiết bị cung cấp trải nghiệm xem cận cảnh, chẳng hạn như kính thực tế ảo.

Đại học Stanford

Màn hình 10.000PPI mới này tốt hơn nhiều so với những gì hiện có trên kính thực tế ảo. Đây là một bước phát triển lớn khi mà hầu hết màn hình các thiết bị VR hiện tại vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy khoảng cách giữa các pixel ảnh.

OLED là một trong những công nghệ màn hình tiên tiến nhất hiện nay. Nó được sử dụng trong một số thiết bị điện tử tiêu dùng, bao gồm điện thoại thông minh, TV , v.v.

Để so sánh với màn hình OLED 10.000PPI mới được phát triển, thì hầu hết các mẫu điện thoại thông minh ra mắt ngày nay, bao gồm cả những loại cao cấp, chỉ cung cấp mật độ điểm ảnh khoảng 400 đến 500 PPI, chưa bằng một phần trăm so với công nghệ màn hình mà Samsung và Stanford đã phát triển.

Công nghệ OLED mới này sử dụng các tấm phim để phát ra ánh sáng trắng giữa các lớp phản xạ – một lớp bằng bạc và lớp khác được làm bằng kim loại phản chiếu với các nếp gấp kích thước nano. Điều này cho phép các màu cụ thể cộng hưởng thông qua các điểm ảnh và do đó cho phép mật độ điểm ảnh cao hơn rất nhiều so với OLED RGB trên điện thoại.

Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu tuyên bố đã sản xuất thành công loại màn hình OLED thu nhỏ mang lại độ tinh khiết màu cao hơn và tăng gấp hai lần hiệu quả phát sáng so với OLED trắng được lọc màu.