ASUS đồng hành cùng doanh nghiệp Việt với sự kiện: “Làm SỐNG lại doanh nghiệp thời khủng khoảng”
Năm 2020, đại dịch Covid 19 gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với sức ảnh hưởng lớn trên mọi phương diện. Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất & bước qua thời kỳ khủng hoảng để sống còn là điều hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực.
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, ASUS phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành khởi động tọa đàm: “Làm sống lại doanh nghiệp thời khủng khoảng” như một cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp Việt bước qua giai đoạn thử thách.
Buổi tọa đàm cung cấp các thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về bức tranh tổng quan kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng; báo cáo khảo sát của IDC về các hình thức làm việc ứng biến trong giai đoạn bình thường mới cũng như nhu cầu các trang thiết bị CNTT cho doanh nghiệp
Các nội dung trong tọa đàm được phân tích & chia sẻ bởi các khách mời là các chuyên gia đầu ngành dành cho doanh nghiệp:
- Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch học viện Doanh Nhân MVV
- Ông Phó Đức Giang – Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ an toàn thông tin PwC Việt Nam
- Bà Bùi Nguyễn Huyền Trang – Giám đốc cao cấp JLL Việt nam
Bên cạnh đó, đại diện từ ASUS & Microsoft cũng sẽ chia sẻ Giải pháp giúp doanh nghiệp SME/ SMB nắm bắt được tiềm năng và cơ hội bằng chuyển đổi số
- Ông Eric Lee – Tổng Giám Đốc ASUS Việt Nam
- Ông Đỗ Khắc Cương – Giám đốc khối SMB, Microsoft Việt Nam
Bức tranh kinh tế toàn cầu 2020 & vai trò của doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME)
Tổng quan về GDP toàn cầu dự báo sẽ suy giảm 5,2% vào năm 2020 – đây là cuộc suy thoái toàn cầu mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, bất chấp nỗ lực của các chính phủ qua chính sách tài khóa và tiền tệ. Nhìn chung hầu hết các nền kinh tế lớn đều chịu thiệt hại khiến các nhu cầu mua sắm & hàng hóa sụt giảm. Dự đoán năm 2021, GDP sẽ tiếp tục giảm hơn 3,25%, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng đáng kể vì nhu cầu giảm hơn 7%, đầu tư kinh doanh giảm khoảng 13%.
Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng này của tác động lên 85.600 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động. Gần 43% doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm từ 21 – 49%. Suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm sụt giảm chỉ đạt 80.6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, trái ngược với con số tăng trưởng âm của toàn cầu, tốc độ tăng trưởng Việt Nam không cao nhưng vẫn đạt mức dương GDP 2.12% trong 9 tháng đầu năm 2020, vẫn tạo những điểm sáng lạc quan trong bức tranh chung.
Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tính theo quy mô lần lượt đạt 17,000 doanh nghiệp lớn, 211,185 doanh nghiệp nhỏ, 382,444 doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Theo đó, các doanh nghiệp
SMEs đóng góp khoảng 40% vào tổng GDP cả nước. Vì vậy có thể thấy sự sống còn của những doanh nghiệp vừa và nhỏ là chiếm một phần không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong các năm tiếp theo
Dự đoán trong năm 2021, nhờ chính sách kiềm chế dịch hiệu quả, kinh tế Việt Nam sẽ được đánh giá lạc quan về tăng trưởng. Quỹ tiền tệ IMF dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6.5%, cao hơn đánh giá nội bộ từ Việt Nam. Cũng gần đây, ngân hàng thế gới cũng đánh giá Việt nam là điểm sáng kinh tế dẫu cho ảnh hưởng từ Covid.
Để đạt được các mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy, phương thức kinh doanh mới để ứng biến với giai đoạn “bình tường mới”
Xu hướng mở ra cơ hội: Mô hình làm việc lai (Hybrid) & linh động (Flexibility) & yêu cầu về trang thiết bị CNTT
Việc giãn cách xã hội liên tục & bất ngờ đã khiến mô hình làm việc từ bất kể nơi nào thành quy tắc, mở rộng giới hạn làm việc của văn phòng hiện hữu. Các tổ chức không có lựa chọn nào khác ngoài việc đón nhận một mô hình làm việc lai (Hybrid) và linh động (Flexibility) nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục trong giai đoạn bình thường mới.
Theo báo cáo của IDC, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam 75% doanh nghiệp tin rằng họ đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về làm việc linh động do đại dịch COVID-19. Trong đó, máy tính xách tay và điện thoại thông minh là yêu cầu quan trọng cần đầu tư đối với doanh nghiệp để phù hợp với mô hình làm việc lai (Hybrid)
Việc trang bị công nghệ thích hợp để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa đóng vai trò then chốt để mang đến cho nhân viên trải nghiệm tích cực và nâng cao năng suất lao động. Quyết định mua sắm thiết bị – cụ thể là máy tính xách tay – cần được đánh giá lại để phù hợp với nguyện vọng của nhân viên, đặc biệt là thế hệ lao động trẻ với khả năng nhạy bén hơn về kỹ thuật số và có yêu cầu sắp xếp công việc linh hoạt hơn. Báo cáo từ IDC đã chỉ ra các những mối quan tâm hàng đầu liên quan đến máy tính giữa doanh nghiệp & nhân viên như.
Bước qua 2020, hướng tới 2021: cơ hội & tiềm năng cho doanh nghiệp Việt“Làm sống lại doanh nghiệp thời khủng hoảng” với sự đóng góp chia sẻ & phân tích từ các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để mang đến góc nhìn toàn diện cùng những gợi ý mang tính định hướng hữu ích cho khách mời tham gia.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch học viện Doanh Nhân MVV chia sẻ” “Điểm mạnh của doanh nghiệp Việt chính là khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén với thị trường. Thêm vào đó, tỷ lệ doanh nghiệp trẻ lớn dễ dàng đón nhận cái mới, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên, ở Việt Nam chủ yếu là Doanh chủ chứ chưa phải doanh nhân thật sự, họ còn thiếu kỹ năng quản trị và chưa tận dụng được nguồn lực tự có, bên cạnh đó năng suất lao động của người Việt vẫn còn thấp”.
Ở một góc nhìn khác, Ông Phó Đức Giang – Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ an toàn thông tin PwC Việt Nam cũng chia sẻ ý kiến đánh giá của mình trong lãnh vực tài chính.
Bà Bùi Nguyễn Huyền Trang – Giám đốc cao cấp JLL Việt nam mang đến góc nhìn về nội lực cũng như tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản
Từ các chia sẻ của chuyên gia trong các ngành, có thể nhìn thấy giải pháp giúp doanh nghiệp SME/ SMB chính là nắm bắt được tiềm năng và cơ hội bằng “chuyển đổi số”.
- Giãn cách xã hội khiến xu hướng dịch chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến
- Nền kinh tế hiện đại là nền kinh tế toàn cần không giới hạn lãnh thổ nên các doanh nghiệp cần số hóa hoạt động để đón dòng vốn từ nước ngoài
- Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam năm 2020 ước đạt 14 tỷ USD, đặt tốc độ tăng trưởng 2 con số. Cho thấy dư địa cho nền kinh tế số ở Việt Nam là rất lớn.
Nhìn chung, chuyển đổi số và bảo mật thông tin quản lý doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là giá trị cạnh tranh bắt buộc trong kỷ nguyên công nghệ thông tin 4.0. Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, ASUS đóng vai trò là đơn vị xây dựng nền tảng cho giai đoạn chuyển đổi, vận hành & phát triển chuyển đổi số cho doanh nghiệp với các giải pháp máy tính, công nghệ chất lượng, hiệu suất cao, tin cậy, đề cao tính linh hoạt, kết nối.
- Phát triển chuyên biệt dải sản phẩm dành cho doanh nghiệp ASUS Expert Series
- Trang bị bo mạch chủ số 1 trên thế giới, độ bền MIL-STD-810G cấp độ quân sự để đảm bảo khoản đầu tư của doanh nghiệp
- Phát triển không ngừng các giải pháp mà doanh nghiệp & doanh nhân cần: Quản lý dữ liệu & an ninh bảo mật thiết bị.
Buổi tọa đàm “Làm sống lại doanh nghiệp thời khủng hoảng” không những nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin đa chiều từ các chuyên gia mà còn thể hiện nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, của ASUS qua hoạt động thiết thực & tiếp cận theo chiều sâu với doanh nghiệp.